Ngày 25/11/2006, trong buổi bảo vệ luận văn của sinh viên năm cuối, khoa Quản trị kinh doanh, một giáo sư của trường đă phát hiện luận văn của một sinh viên trong khoa có dấu hiệu sao chép luận văn của sinh viên khóa trước. Sau đó, sinh viên này đă bị đ́nh chỉ, không được tiếp tục bảo vệ luận văn đó. Đến ngày 6/12/2006, Ban Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh và pḥng Đào tạo của trường đă quyết định cho sinh viên này được làm lại luận văn và bảo vệ cùng với một lớp tại chức sau đó. Ngày 18/12/2006, sinh viên này đă nộp quyển cho khoa. Như vậy, chỉ trong 12 ngày, sinh viên này đă hoàn thành luận văn, và khi bảo vệ, dù thầy phản biện nói là sai nhiều, nhưng trường hợp của sinh viên này vẫn được cho qua và tốt nghiệp như b́nh thường.

            Chúng tôi rất bức xúc trước cách xử lư của khoa Quản trị kinh doanh và pḥng Đào tạo. Với một trường hợp sao chép luận văn như thế mà trường không hề xử lư kỷ luật, lại cho phép sinh viên này được bảo vệ lại ngay sau đó. Mặc dù, trong buổi bảo vệ sau, luận văn đó cũng có nhiều sai sót, song vẫn được cho qua và được điểm đạt. Ngành giáo dục đang đẩy mạnh phong trào nói không với tiêu cực, vậy tại sao trường tôi lại có cách xử lư như vậy?

            Bà Nguyễn Minh An – Chủ nhiệm khoa Quản trị kinh doanh, HV CNBCVT, HN trả lời:

Đúng là trong buổi bảo vệ luận văn của lớp D202, khoa Quản trị kinh doanh ngày 25/11/2006, một giáo sư của khoa đă phát hiện luận văn của sinh viên Nguyễn Quang Tăng có dấu hiệu sao chép luận văn của sinh viên khóa trước trong trường. Ngay lập tức, Hội đồng Bảo vệ đă đ́nh chỉ không cho sinh viên này tiếp tục được bảo vệ trong buổi hôm đó, chờ hướng xử lư của khoa và nhà trường. Sau đó, chúng tôi đă tiến hành xem xét lại luận văn của em Tăng, đồng thời yêu cầu em làm bản tường tŕnh. Theo ư kiến của các giáo sư, sự sao chép của em Tăng chưa đến mức nghiêm trọng, hơn nữa xét hoàn cảnh khó khăn và sự thành khẩn của em Tăng, chúng tôi đă quyết định cho phép em được hoàn thiện lại luận văn (làm lại những phần có dấu hiệu sao chép) và bảo vệ trong một buổi sau đó cùng với một lớp tại chức (ngày 24/12/2006), ngày 18/12/2006 là ngày nộp quyển. V́ chỉ là hoàn thiện lại một số phần trong đề tài của ḿnh, chứ không phải là làm mới toàn bộ, nên thời gian này là hoàn toàn hợp lư. Đây cũng là trường hợp để các em sinh viên khác rút kinh nghiệm, không được vi phạm trong những năm học tới.

Ông Mai Khánh Nam – Phó pḥng Quản lư đào tạo, HV CNBCVT cho biết:

Trong thời gian gần đây, Bộ GD & ĐT  đang đẩy mạnh phong trào “Nói không với tiêu cực”, trong đó có cả vấn đề sao chép luận văn. Và việc phát hiện trường hợp của sinh viên Tăng, cũng là thể hiện sự hưởng ứng của Học viện với phong trào này, khi chính một giáo sư của trường chủ động phát hiện. Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ, xét thấy luận văn của sinh viên này mới dừng lại ở việc có dấu hiệu sao chép một số phần nhỏ, chưa nghiêm trọng, nên chúng tôi chỉ kết luận là “Luận văn chưa đủ điều kiện bảo vệ” và đ́nh chỉ, để sinh viên này có thêm thời gian hoàn thành luận văn và bảo vệ sau đó. C̣n đương nhiên, nếu vi phạm nặng hơn, chúng tôi sẽ có h́nh thức xử lư kỷ luật thích đáng theo đúng quy chế đào tạo.