Sự phát triển của các khóa học online tạo điều kiện thuận lợi cho người học trau dồi kiến thức dễ dàng hơn. Đồng thời, nó cũng là cơ hội làm giàu tuyệt vời cho những người kinh doanh. Nhưng, sự thật là không phải ai cũng có thể thành công khi kinh doanh khóa học. Không đề cập tới vấn đề chất lượng, phần lớn lý do dẫn tới thất bại là do chưa có chiến lược bán hàng phù hợp. Để tránh rủi ro thất bại khi kinh doanh, bạn hãy trang bị cho mình cẩm nang bán hàng phong phú. Và hướng dẫn về cách bán khóa học online hiệu quảE-ptit chia sẻ dưới đây sẽ là thứ bạn đang cần.

Tiềm năng bán khóa học hiện nay

Bán khóa học online đang là hình thức kinh doanh các sản phẩm khóa học, chủ yếu là các khóa học trực tuyến. Khác với các ngành nghề, sản phẩm kinh doanh khác mang tính chủ động, chỉ sử dụng một lần. Bán khóa học sẽ đem tới thu nhập thụ động cho người kinh doanh.   Bạn chỉ cần tạo khóa học một lần duy nhất nhưng có thể bán đi bán lại cho rất nhiều người.

Khóa học vẫn còn người mua, bạn vẫn có thể thu về khoản tiền nhất định từ sản phẩm kinh doanh đó. Không cần lặp đi lặp lại một công việc, không cần đầu tư nhiều lần. Tiền bán khóa học sẽ là lợi nhuận thuần sau khi hoàn vốn ở những lượt bán đầu tiên. Có chăng, bạn chỉ cần đầu tư một khoản chi phí nhất định cho quảng cáo và duy trì kênh bán hàng mà thôi.

Cơ hội đầu tư một lần nhưng kiếm tiền nhiều lần. Tiềm năng kinh doanh hấp dẫn như vậy tại sao bạn không thử?

Hướng dẫn cách bán khóa học online hiệu quả

Một miếng bánh ngon thì vạn người tranh giành. Nhất là khi ngành kinh doanh khóa học đang đem lại tiềm năng lớn cũng khiến cho tình hình cạnh tranh khốc liệt hơn. Vì thế, khóa học của bạn phải thực sự chất lượng và nổi bật. Đặc biệt hơn, bạn cần có một chiến lược hoàn hảo để bắt đầu công việc kinh doanh.

(* Lưu ý: Bài viết dưới đây chỉ chia sẻ cách bán khóa học, không đề cập tới cách tạo nội dung khóa học. Khi thiết kế khóa học, bạn cần nghiên cứu thị trường, chuẩn bị kiến thức, lựa chọn hình thức khóa học phù hợp. Đặc biệt, hãy tạo sự khác biệt để giúp khóa học trở nên hấp dẫn.)

Xác định thị trường

Khi đã có trong tay sản phẩm khóa học, bạn cần phải tính xem sẽ bán nó như thế nào. Ngay từ ban đầu khi thiết kế khóa học, bạn đã xác định sẵn được đối tượng người học là ai rồi. Việc tiếp theo bạn cần làm chính là giải mã các vấn đề sau đây:

  • Đối tượng khách hàng của bạn mong muốn gì ở một khóa học?
  • Họ thường hoạt động trên môi trường mạng nào?
  • Thói quen, sở thích của khách hàng là gì?
  • Các đối thủ cạnh tranh của bạn đang bán khóa học ở đâu? Họ làm như thế nào? Sản phẩm của họ có gì nổi bật?,…

Việc xác định chi tiết về khách hàng, đối thủ sẽ giúp bạn vẽ ra được phương hướng chính xác để kinh doanh. Bạn sẽ biết được kênh bán hàng nào hiệu quả, phương thức tiếp thị nào phù hợp, khóa học bạn có gì khác và lợi thế hơn đối thủ,… Thậm chí, nếu bạn muốn đánh vào thị trường ngách, quá trình phân tích thị trường cũng giúp bạn tìm được hướng đi đúng đắn.

Tạo trang bán khóa học

Một trong những cách bán khóa học online hiệu quả đó là tạo ra các trang bán hàng. Khi nghiên cứu thị trường rõ ràng, bạn sẽ biết mình nên bán khóa học ở đâu để thu về hiệu quả cao. Hiện nay các khóa học online được giao bán ở rất nhiều nơi khác nhau. Một số kênh bán khóa học online bạn không thể bỏ qua như:

  • Tạo trang web bán khóa học

Phần lớn các đơn vị sử dụng website để thúc đẩy việc mua hàng. Thiết kế website elearning để bán khóa học đồng thời giúp chăm sóc khách hàng tốt hơn. Các kênh bán hàng khác sẽ hỗ trợ thu hút khách hàng tiềm năng và hướng về trang bán khóa học để đăng ký.

Trang bán hàng bao gồm một loạt điểm gọi hành động được đặt trên trang và khuyến khích khách hàng truy cập. Khách hàng sẽ hoàn thành các bước cụ thể theo hướng dẫn. Các CTA giúp thu hút nhiều người hơn thông qua kênh bán hàng, đưa họ đến gần với việc mua khóa học của bạn. Đồng thời đây chính là mục đích chính của trang đích.

Tùy thuộc và điều mà bạn đang theo đuổi mà bạn có thể lựa chọn trang bán hàng phù hợp. Có 2 loại trang bán hàng tiêu biểu đang được sử dụng như:

Trang tạo khách hàng tiềm năng (trang thu hút khách hàng tiềm năng): Trang sử dụng các CTA để thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng như tên, số điện thoại, địa chỉ, email,…

Trang bán hàng nhấp qua: Trang có một nút đơn giản làm điểm kiểu gọi hành động.

  • Các kênh bán hàng khác: Mạng xã hội (Fanpage Facebook, Youtube, Zalo, Instagram,…); group, diễn đàn, các ứng dụng,…

Kế hoạch tiếp thị

Sau khi đã chuẩn bị xong các trang bán hàng cho khóa học, bạn có thể bắt tay vào khởi chạy và bán hàng. Tiếp thị có vai trò quan trọng trong tăng khả năng hiển thị, thu hút khách hàng tiềm năng và khách truy cập hiệu quả.

Lợi nhuận phần lớn của các khóa học trực tuyến chủ yếu phụ thuộc vào nỗ lực tiếp thị và bán hàng. Bạn cần sử dụng tất cả các nguồn có sẵn để quảng bá khóa học của mình nhiều  nhất có thể.

Với các khóa học online, bạn nên tập trung chủ yếu vào tiếp thị trên môi trường internet. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên sử dụng kết hợp các hình thức tiếp thị offline.

  • Hình thức tiếp thị online: Có 5 cách giúp đưa lưu lượng truy cập vào kênh bán hàng (lưu lượng truy cập tự nhiên từ công cụ tìm kiếm, quảng cáo, mạng xã hội, tiếp thị email và giới thiệu từ các trang web khác).
  • Hình thức tiếp thị offline: Bạn có thể sử dụng các tờ rơi, quảng cáo ở các trường học, sự kiện/hội thảo, qua điện thoại, báo, đài, truyền hình…

Chăm sóc khách hàng

Chăm sóc khách hàng ở đây không chỉ chăm sóc khách trước và trong quá trình sử dụng khóa học. Bạn cần phải chăm sóc học viên cả sau khi khóa học hoàn thành. Theo một nghiên cứu của SumAll chỉ ra 27% khách hàng lần 1 sẽ quay trở lại mua tiếp lần 2. Nếu khách hàng mua đến lần thứ 4 thì 59% họ sẽ tiếp tục và quay lại.

Một nghiên cứu khác của Cục quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ của Phòng Thương mại Hoa Kỳ đã đưa ra kết quả cho thấy. Chi phí tìm kiếm khách hàng mới thường tốn gấp 5 –  7 lần so với duy trì khách hàng cũ. Tỷ lệ này còn tiếp tục tăng mà đôi khi hiệu quả không được như ý. Bởi vậy, hãy chú trọng vào chăm sóc khách hàng cũ của bạn nhiều hơn bằng cách sử dụng phần mềm quản lý quản lý học tập LMS.

Xây dựng nội dung chia sẻ kiến thức

Bên cạnh khóa học chất lượng, bạn hãy tạo thêm một không gian kiến thức rộng mở chia sẻ tới người học. Khách hàng sẽ thấy, không chỉ bán khóa học, họ còn tìm thấy nhiều điều tuyệt vời hơn ở kênh của bạn.

Có những kiến thức liên quan, kiến thức bổ ích bên lề bạn chia sẻ có thể thu hút. Khách hàng tiềm năng sẽ tới với bạn thường xuyên, tin tưởng bạn hơn. Và đến khi họ cần, họ sẽ đưa ra quyết định tham gia khóa học bán khóa học của bạn chắc chắn hơn.

Thu thập review khách hàng

Sau mỗi lượt khách trải nghiệm khóa học, bạn có thể thu về lượng lớn phản hồi đánh giá về khóa học. Hãy tận dụng điều đó.

Với những đánh giá tốt, bạn có nhiều cơ hội quảng bá, tăng uy tín cho khóa học của mình. Với những phản hồi chưa tốt, bạn có thêm căn cứ để điều chỉnh và khắc phục những vấn đề chưa tốt.

Nâng cấp chất lượng khóa học

Không chỉ có mỗi bạn kinh doanh khóa học đó, rất nhiều người cũng đang và sắp cạnh tranh với bạn. Muốn thu hút được học viên và níu chân họ, hãy đảm bảo khóa học của bạn luôn chất lượng.

Bởi vậy, hãy thường xuyên nâng cấp chất lượng khóa học. Việc đổi với thường xuyên giúp bạn theo kịp xu thế thời đại, cung cấp những kiến thức mới nhất, phù hợp nhất cho học viên.

Một số lưu ý quan trọng để bán khóa học hiệu quả

Để kinh doanh khóa học đạt hiệu quả cao, bạn hãy lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Chú ý tới chất lượng khóa học, không ngừng phát triển khóa học theo sự thay đổi của thời đại và phù hợp nhu cầu học.
  • Hãy tạo những điểm độc đáo riêng mà khách hàng không thể tìm thấy ở đối thủ của bạn.
  • Chú ý từng yếu tố nhỏ của khóa học: bố cục, lượng kiến thức, ngôn ngữ, giọng – tốc độ, chất lượng video, màu sắc,…
  • Tạo các sản phẩm quảng cáo hấp dẫn phù hợp từng kênh bán hàng.
  • Xây dựng kênh truyền thông bài bản.

Kinh doanh là cả một hành trình dài, bạn càng chuẩn bị và có những bước đi vững vàng, bạn sẽ càng có nhiều cơ hội thành công. Hi vọng với những hướng dẫn trên đây, bạn sẽ biết cách bán khóa học online hiệu quả hơn.