Marketing chắc hẳn sẽ nhiều người biết rồi. Một lĩnh vực cực kỳ quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của các đơn vị, doanh nghiệp. Nhưng khi nhắc tới thuật ngữ Marketer thì không hẳn ai cũng biết và hiểu rõ về nó. Nhiều người còn băn khoăn không biết liệu Marketer có liên quan gì tới Marketing hay không? Nếu muốn làm Marketer giỏi thì cần yếu tố gì? Thấu hiểu những băn khoăn đó của bạn, bài viết xin tổng hợp và chia sẻ một số thông tin hữu ích dưới đây.

Marketer là gì?

Marketer là thuật ngữ chỉ người làm trong lĩnh vực Marketing của doanh nghiệp. Họ đảm nhận công việc nghiên cứu, phân tích thị trường, lên kế hoạch và chiến lược marketing cụ thể cho từng sản phẩm, dịch vụ hay dịch dịch nào đó của doanh nghiệp. Nhằm mục đích đem lại giá trị và hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp trên thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Marketer là thuật ngữ chỉ người làm marketing
Marketer là thuật ngữ chỉ người làm trong lĩnh vực marketing

Marketer luôn phải đảm bảo thực hiện được 3 nhiệm vụ chính bao gồm:

  • Tạo sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu của doanh nghiệp dựa trên sự thấu hiểu người tiêu dùng. Trước hết là thấu hiểu nhu cầu của khách hàng.
  • Đưa ra những lời hứa chân thật đối với khách hàng thông qua sản phẩm chất lượng, hữu ích và có mức giá cả hợp lý. Đồng thời cố gắng biến những lời hứa đó thành hiện thực.
  • Ngoài ra, Marketer cũng là người tạo nhu cầu mới cho thị trường và hứng người tiêu dùng theo nhu cầu đó.

Nhiều người chắc hẳn sẽ thắc mắc, vậy những công việc như: làm thương hiệu, quảng cáo, tổ chức sự kiện,… không phải do marketer làm sao? Là công việc của Marketer? Nhưng để làm được, trước tiên họ cần thấu hiểu khách hàng, thị trường và tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng, đồng thời thông qua kế hoạch, chiến dịch và thực hiện các hoạt động Pr, sự kiện và quảng cáo phù hợp, kích thích hành động của khách hàng.

Công việc Marketer là gì?

Dưới đây là một số công việc tiêu biểu của marketer cần phải làm:

Lên kế hoạch

Khởi đầu, marketer cần vạch ra những gạch đầu dòng về mục tiêu, kế hoạch cụ thể, cũng như các định hướng cho từng mốc giai đoạn trong chiến lược marketing của dự án triển khai.

Những mục tiêu cùng kế hoạch đưa ra đòi hỏi phải có tính khả thi, sát với thực tế. Do đó, marketer luôn cần dành nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu về sản phẩm/dịch vụ, thị trường và đánh giá cả năng lực của doanh nghiệp.

Thông thường, marketer sẽ xác định từ mục tiêu lớn sau đó đi sâu từng mục tiêu nhỏ và thực hiện chúng từng bước một. Với một bản kế hoạch, thông thường sẽ có từ 31 – 2 mục tiêu lớn và 3 – 4 mục tiêu nhỏ. Các mục tiêu lớn nhỏ cần có sự kết nối, thống nhất và liền mạch nhằm đảm bảo đích đến.

Theo dõi & nghiên cứu đối thủ

Người xưa có câu “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Do đó, nghiên cứu và hiểu về đối thủ sẽ giúp bạn có những chiến lược tuyệt vời để đánh bại đối thủ, trở thành người dẫn đầu.

Theo dõi & nghiên cứu
Theo dõi & nghiên cứu đối thủ

Với marketer, nghiên cứu đối thủ là nghiên cứu mọi thứ, bao gồm thông tin “sơ yếu lý lịch”, sản phẩm, thể mạnh, cách truyền thông, tiếp cận khách hàng, tuyển dụng,… từ đó đưa ra những cái nhìn tổng quan, chi tiết về đối thủ. Tìm ra điểm mạnh – yếu của đối thủ và tạo tiền đề để đưa ra chiến lược của mình, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng và tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Nghiên cứu khách hàng mục tiêu

Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu và trả lời được câu hỏi: Khách hàng của bạn là ai? Đồng thời, bạn cũng phải phân tích và hiểu được nhu cầu, sở thích, tính cách, thói quen tiêu dùng,…

Bên cạnh đó, marketer cũng cần phân loại các nhóm khách hàng để có những chiến lược riêng, đảm bảo đáp ứng yêu cầu từng nhóm khách hàng một cách tốt nhất.

Lắng nghe phản hồi truyền thông

Không chỉ là cung cấp, khi khách hàng phản hồi, marketer cũng cần phải lắng nghe những phản hồi của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình.

Bởi thông qua đó, marketer biết cách điều chỉnh kế hoạch và các phương án sao cho phù hợp, đảm bảo đem tới những sản phẩm, dịch vụ với chất lượng tốt hơn.

Sáng tạo nội  dung mới

Marketer không dừng lại ở việc nghiên cứu, mà họ còn là người trực tiếp tham gia vào sáng tạo những nội dung, tạo nét đặc trưng riêng cho từng sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu.

Bởi vậy, marketer luôn phải cập nhật tình hình, bắt trend và cập nhật các xu hướng từ nhiều kênh khác nhau. Điều này sẽ giúp đem tới những nội  dung độc đáo, thú vị, thậm chí có thể tự tạo nên một trend cho cộng đồng.

Làm sao để làm một Marketer giỏi?

marketer giỏi
Cần nhiều yếu tố để trở thành một marketer giỏi

Làm việc gì cũng đòi hỏi phải có tố chất, nhiều hơn là sự cố gắng. Muốn giỏi thì phải học, nhưng bạn cũng cần phải biết cách để giỏi nhanh đúng không? Nếu muốn trở thành một marketer giỏi, hãy ghi nhớ 5 điều cơ bản sau đây:

Thích nghi nhanh

Theo kinh nghiệm trong chiến lược SEO chuyên nghiệp của Mona SEO – một Agency cung cấp dịch vụ SEO website tổng thể, với những phương pháp SEO hiện đại hàng đầu hiện nay thì thích nghi nhanh là một yếu tố quan trọng mà dù ở công việc gì cũng cần, đặc biệt là ngành có sự thay đổi nhanh chóng mặt như marketing thì càng quan trọng.

Trước mỗi sự việc, tình huống phát sinh bất ngờ, đòi hỏi marketer phải luôn tỉnh táo, nhanh nhạy, tìm hiểu các vấn đề và có những phương án giải quyết linh hoạt, hợp lý, đảm bảo tốt nhất cho dự án, doanh nghiệp và cả khách hàng.

Sáng tạo, bắt trend tốt

Sáng tạo là yếu tố hàng đầu đối với ngành công nghiệp tiếp thị và truyền thông thời đại 4.0. Vạn vật thay đổi khôn lường, càng sáng tạo và có “chất riêng” thì càng nhanh chiếm được vị trí trên đỉnh đài.

Nhưng trong quá trình sáng tạo, marketer cũng cần có sự cân nhắc từng đường đi nước bước, lựa chọn trend và biến tấu “hợp tình hợp ý”, phù hợp với phong cách, hoạt động và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, marketer chính là bộ mặt của doanh nghiệp khi thể hiện các thông điệp đó!

Biết lắng nghe & quan sát

Muốn bán được hàng và có lượng khách hàng trung thành ngày càng đông, đòi hỏi doanh nghiệp mà trước tiên nhà những người làm tiếp thị phải biết lắng nghe, quan sát.

Chỉ khi thấu hiểu khách hàng, bạn mới biết cách điều chỉnh và đáp ứng nhu cầu của họ một cách tốt nhất.

Nhiệt tình, ham học hỏi

Những người làm marketer thường phải làm việc với áp lực lớn. Họ thường xuyên phải xông pha ra bên ngoài, cày ngày đêm nghiên cứu thị trường, hiểu khách hàng. 

Họ cũng là người đứng giữa doanh nghiệp và khách hàng. Bởi vậy, trọng trách lại càng cao. Nhưng hãy cố gắng chăm chỉ, học hỏi không ngừng, đồng thời bạn cũng cần biết cách sắp xếp công việc, nghỉ ngơi và sinh hoạt cá nhân hợp lý, chắc chắn mọi thứ sẽ ổn và hiệu quả tốt hơn.

Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp  tốt sẽ là thế mạnh lớn cho marketer khi đứng trước khách hàng. Một marketer chuyên nghiệp, biết cách ứng xử linh doanh, sử dụng ngôn từ một cách khôn khéo sẽ giúp khách hàng thấy ấn tượng. 

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là một yêu cầu cơ bản cho marketer

Nếu bạn là người hoạt náo, biết tạo ra những câu chuyện thú vị chạm đến trái tim khách hàng thì sản phẩm/dịch vụ của bạn sẽ được bán hết nhanh chóng mà thôi.

Không chỉ có kỹ năng giao tiếp tốt với khách hàng, marketer đòi hỏi phải “đồng lòng đồng sức” cùng với những partner của mình. Với một công việc đòi hỏi tính thống nhất cao từ nhiều mảng, nhiều khâu thì đòi hỏi marketer cần có sự thấu hiểu, kết hợp ăn ý với những thành viên trong team để cùng đi tới hoàn thành mục tiêu chung trong công việc, đem tới hiệu quả kinh doanh cao cho doanh nghiệp trong từng dự án.

Trở thành một marketer chuyên nghiệp, tài ba là mơ ước của nhiều bạn trẻ trong thời đại hiện nay. Hi vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc của Marketer và có những chuẩn bị tốt nhất cho con đường của mình sau này. Chúc bạn thành công!