Hiện nay, dạy học trực tuyến được áp dụng rộng rãi và đưa vào ngành giáo dục một cách chỉn chu. Phần mềm dạy học trực tuyến được rất nhiều người quan tâm. Với trải nghiệm thực tế, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc top 10 phần mềm học trực tuyến tốt nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé.

Lợi ích của phần mềm học trực tuyến

Lợi ích của phần mềm học trực tuyến

Lợi ích dễ nhìn thấy nhất khi sử dụng phần mềm học trực tuyến chính là tiết kiệm thời gian, không gian và giảm thiểu chi phí đi lại đáng kể. Việc bạn xây dựng một lớp học thực tế mất rất nhiều chi phí, giấy tờ phức tạp, trong khi đó phần mềm học trực tuyến giải quyết được những khâu này hiệu quả.

Bạn có thể giảng dạy và học tập mọi lúc mọi nơi. Tham gia khóa học dễ dàng bất cứ nơi đâu thông qua thiết bị thông minh như laptop, điện thoại, ipad… được kết nối internet.

Học trực tuyến có thể giúp học viên dễ dàng tham gia một lúc nhiều khóa học, kiểm tra được tiến độ học tập của mình nhanh chóng. Giảng viên có thể trực tiếp đưa hình ảnh, âm thanh vào bài giảng để giúp buổi học trực tuyến hấp dẫn, sinh động hơn.

Phần mềm học trực tuyến – Mona eLMS

Mona eLMS là một hệ thống quản lý trung tâm giáo dục với nhiều tính năng phục vụ cho các nghiệp vụ quản lý trường học cũng như giảng dạy trực tuyến. Hệ thống Mona eLMS cho phép tạo hệ thống khóa học trực tuyến, Thiết kế bài giảng E-learning và nhiều tính năng hỗ trợ dạy học khác.

Mona eLMS cho phép học viên truy cập online bằng tài khoản hệ thống. Giáo viên quản lý học viên khi học dễ dàng theo dõi học tập của học viên ngay trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, hệ thống tích hợp công cụ kiểm tra trực tuyến, tự động đánh giá năng lực của học viên thông qua hệ thống điểm số trong quá trình học.

Phần mềm dạy học online – Zoom Cloud Meeting

Nhắc đến phần mềm học trực tuyến chắc hẳn Zoom là cái tên đầu tiên phải kể đến. Đây là phần mềm miễn phí tham gia được nhiều người học cùng lúc. Đánh giá chung Zoom cho phần hình ảnh tốt, âm thanh chất lượng.

Zoom cũng hỗ trợ đa nền tàng, giao diện thân thiện dễ sử dụng. Người dùng có thể chia sẻ video và hình ảnh qua tin nhắn chất lượng. Bên cạnh đó, bạn có thể kết bạn hoặc mời bạn bè sử dụng nhờ qua email. Tối đa một lớp học trên Zoom có thể tham gia được 50 người nhé.

Tuy nhiên, nhược điểm Zoom Cloud Meeting là bản miễn phí được giới hạn trên đám mây từ 40 phút trở xuống. Nếu hệ điều hành của bạn cũ thì đôi khi sẽ gặp một số vấn đề về bộ đệm.

Phần mềm hỗ trợ dạy học trực tuyến – Skype

Skype là phần mềm quen thuộc được nhiều người biết đến. Để sử dụng phần mềm này, bạn cần có tài khoản Microsoft, việc này đăng ký rất dễ dàng. Chỉ cần có internet, người dạy nhanh chóng thực hiện được cuộc gọi video trực tiếp với bất cứ ai có Skype và webcam hoặc điện thoại di động tương thích.

Giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng Skype để tổ chức buổi dạy online với nhóm dưới 10 học sinh. Đây là phần mềm dễ sử dụng, tích hợp trên nhiều nền tảng cấu hình. Tuy nhiên, nhược điểm của Skype là bản miễn phí còn có một số giới hạn tính năng. Nếu bạn muốn thực hiện với nhóm học trên 10 người cần phải trả phí.

Phần mềm hỗ trợ học online – Microsoft Teams

Phần mềm hỗ trợ học online - Microsoft Teams

Microsoft Teams là phần mềm cung cấp chat, meetings, notes, và tệp đính kèm. Microsoft Teams có hai bản trả phí và miễn phí gồm những tính năng như: chat video trực tuyến, chia sẻ màn hình, tạo danh sách lớp, tạo bài tập, chia sẻ slide PowerPoint,…

Ưu điểm của Microsoft Teams là tính bảo mật cao, công ty tuyên bố không quét tài liệu, email hay nhóm để quảng cáo, họ cũng không có quyền truy cập vào dữ liệu người dùng tải lên.

Hạn chế của phần mềm Microsoft Teams là ở tính năng thông báo. Nghĩa là bạn phải luôn mở app/máy lên mới biết được lớp nào đang hoạt động. Việc này không linh hoạt lắm cho dạy học trực tuyến.

Phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí – Google Classroom

Google Classroom là phần mềm học trực tuyến hỗ trợ 3 tính năng nổi bật: giao tiếp, giao bài tập và lưu trữ. Người dùng dễ dàng sử dụng v có thể truy cập Google Classroom từ tất cả thiết bị. Đây là phần mềm được phân phối thông qua công cụ Google Apps for Education miễn phí cho người dùng. Đặc biệt, Google Classroom không giới hạn về dung lượng, giáo viên hoàn toàn có thể lưu trữ toàn bộ tài liệu, video bài giảng trên Driver của lớp học và chia sẻ mà không lo lắng về dung lượng.

Tuy nhiên, Google Classroom chưa tích hợp Google Hangouts, do đó người dạy và học viên chỉ có thể trao đổi qua các tệp tài liệu tải lên. Bên cạnh đó, phần chỉnh sửa của Google Classroom có một nhược điểm là khi giáo viên tạo những tệp bài ập cho học sinh thì học sinh cũng trở thành quyền chủ sở hữu dữ liệu này. Việc này đồng nghĩa nếu người học vô tình xóa thông tin nào đó sẽ rất khó kiểm soát.

Nền tảng dạy học trực tuyến – TrueConf

TrueConf là nền tảng phần mềm dạy học trực tuyến của Nga, được ứng dụng theo xu thế đám mây của thế giới. Đây là phần mềm học trực tuyến dựa vào nên tàng TrueConf Server của mình.

TrueConf có 4 chế độ: Hội nghị truyền hình đa điểm, Cuộc gọi hình (độ phân giải đến fullHD), Lớp học trực tuyến và Phòng họp ảo (độ phân giải 4K). TrueConf khá linh động với việc quản lý người tham dự, cho phép người dùng tải phần mềm máy chủ để chủ động cài đặt hệ thống họp trực tuyến hoặc họp riêng.

Công cụ học trực tuyến – Google Hangout

Công cụ học trực tuyến - Google Hangout

Google Hangout là sản phẩm của Google, nó là tính năng đi kèm của Google Plus. Chỉ cần có gmail và sử dụng trên trình duyệt Chrome là bạn có thể dùng được Google Hangout.

Với video group dưới 10 người, tốc độ tối đa của Google Hangout chạy khá ổn định, tuy nhiên để mượt mà nhất vẫn khuyên bạn dùng tối đa 5 người. Google Hangout hiện nay đã hỗ trợ chạy trên cả nền tảng Android và IOS, và đây là phần mềm hoàn toàn miễn phí đáng để bạn trải nghiệm.

Tuy vậy, Google Hangout là phần mềm chạy dưới dạng add-in của Browser nên sẽ ít nhiều bị hạn chế tính năng và chưa phát triển được hết những tính năng khác của máy tính có cấu hình cao.

Ứng dụng học trực tuyến – Trans

Phần mềm Trans có giao diện tiếng Việt nên dễ dàng giúp người dùng tổ chức buổi học trực tuyến nhanh chóng và tiện lợi. Ứng dụng học trực tuyến này hỗ trợ truyền phát video độ phân giải HD và âm thanh chất lượng tới 300 điểm đồng thời trong một phòng. Giáo viên có thể quan sát một lúc 49 video trên màn hình máy tính của mình. Không chỉ vậy, phần mềm học trực tuyến Trans còn tích hợp nhiều tính năng hỗ trợ việc giảng dạy như trình chiếu tài liệu, bảng trắng, chia sẻ file, chat, trình chiếu tài liệu…

Phần mềm học trực tuyến miễn phí – TeamLink

TeamLink là phần mềm học trực tuyến miễn phí lý tưởng với giao diện dễ sử dụng. Bạn chỉ cần tạo tài khoản và gửi link phòng học cho học viên tham gia là bắt đầu buổi học của mình nhanh chóng.

Phần mềm TeamLink ứng dụng công nghệ gọi video hiện đại, cho chất lượng âm thanh và hình ảnh sắc nét. Đây là phần mềm hỗ trợ đa nền tảng, giúp người dùng có thể tổ chức buổi học mọi lúc, mọi nơi.

Phần mềm học trực tuyến – Vsee

Phần mềm học trực tuyến - Vsee

Vsee là phần mềm sử dụng mô hình kết nối peer — to — peer nên không giới hạn số lượng người tham gia trực tuyến. Nó tương thích hầu hết các thiết bị, hệ điều hành phổ biến hiện nay như IOS, windown, Android…

Bạn có thể dễ dàng mở rộng số lượng điểm cầu, số điểm cầu tối đa 250 người nhưng vẫn có thể lên đến 500 người nếu nâng cấp. Mọi tính năng của Vsee rất dễ dùng, chỉ với 1 cú click chuột. Tuy vậy, Vsee vẫn còn phụ thuộc vào cấu hình máy, vì thế đòi hỏi máy bạn phải có cấu hình cao.

Trên đây là top 10 phần mềm học trực tuyến tốt nhất hiện nay mà chúng tôi tổng hợp. Tuy vậy, mỗi phần mềm sẽ có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo sở thích và nhu cầu của mỗi người mà chọn lựa phần mềm thích hợp cho mình. Bạn thích phần mềm nào trong 10 phần mềm học trực tuyến trên? Vì sao thích phần mềm đó? Hãy để lại comment lý do cho bọn mình biết nhé!